'Xạ thủ' xuất sắc đứt chuỗi trận ném 3 điểm dài nhất lịch sử NBA
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.Độc đáo vườn chanh leo ngọt tiền tỉ
Theo quan niệm dân gian, màu đỏ được cho là sẽ mang lại sự may mắn. Thế nên vào những ngày này, khu vực đường Hải Thượng Lãn Ông, Q.5, TP.HCM lại đỏ rực các gian hàng bày bán các vật dụng trang trí tết.Các gian hàng nhộn nhịp với đủ loại sản phẩm từ hàng nội địa đến nhập khẩu, với nhiều mức giá khác nhau. Theo các tiểu thương, năm nay số lượng khách hàng có phần sụt giảm so với mọi năm. Các cửa hàng vẫn giữ giá bán đồ trang trí ở mức vừa phải, phù hợp với túi tiền của khách hàng.Một tiểu thương cho hay, năm nay mẫu thần tài gật đầu được ưa chuộng nhiều, khách hàng có xu hướng lựa chọn những mẫu có nhiều họa tiết bắt mắt. Các khách hàng cũng hài lòng vì mức giá năm nay không quá cao.Các khách hàng cũng cho biết năm nay nhiều sản phẩm mới lạ, giá cả lại phải chăng nên người dân rất hào hứng chọn những sản phẩm này về trang trí trong nhà. So với việc phải mua trực tuyến thì đến đường Hải Thượng Lãn Ông có thể chọn trực tiếp và cũng cảm nhận được không khí ngày tết đang đến gần.Tùy vào tình hình kinh tế mà người dân sẽ chọn những vật trang trí phù hợp với túi tiền của gia đình. Những câu đối, hình linh vật hay các vật dụng trang trí không chỉ là món đồ làm đẹp, mà còn thể hiện ước vọng của người dân về một năm mới may mắn, sung túc hơn.
Nhờ đâu Phần Lan từ nơi tỷ lệ tự tử cao thành 'quốc gia hạnh phúc nhất'?
Qua 2 mùa giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam được tổ chức (năm 2023 và 2024), Trường ĐH Cần Thơ đều đi đến trận chung kết vòng loại Tây Nam bộ, song cảm xúc sau mỗi trận đấu cuối cùng lại hoàn toàn trái ngược nhau: hài lòng và thất vọng. Năm 2023, đội đã chứng minh mình là "ông kẹ" của bóng đá sinh viên khu vực khi vượt qua vòng bảng dễ dàng. Trận quyết định thắng cách biệt 2-0 trước Trường ĐH Trà Vinh để giành vé vàng dự VCK toàn quốc.Đến mùa giải 2024, Trường ĐH Cần Thơ có phần sa sút phong độ khi phải nhờ yếu tố may mắn mới vượt qua được Trường ĐH Cửu Long, Trường ĐH Nam Cần Thơ tại vòng bảng. Trận chung kết đội đã gặp lại Trường ĐH Trà Vinh, kết quả chung cuộc vẫn 2-0, nhưng phần thắng lần này đã thuộc về đội bạn. Còn nhớ, khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, nhiều cầu thủ Trường ĐH Cần Thơ đã ngã gục xuống sân, không cầm được nước mắt tiếc nuối.Mặc dù so với những đội bóng khác, việc Trường ĐH Cần Thơ một lần giành quán quân, một lần giành á quân ở vòng loại trong 2 lần tham gia là một thành tích không tệ. Tuy nhiên, điều này chưa thể làm hài lòng ban huấn luyện và số đông người hâm mộ đội nhà. Bởi Trường ĐH Cần Thơ là một đội bóng được đầu tư bài bản, có kinh nghiệm thi đấu các giải lớn, nhận được sự cổ vũ hùng hậu nhất trên SVĐ Cần Thơ. Đặc biệt là các cầu thủ ăn tập với nhau thường xuyên và được dẫn dắt bởi HLV Châu Đức Thành, cựu tuyển thủ Cần Thơ từng tham dự các giải VĐQG, đồng thời là một cựu trợ lý trọng tài FIFA.Trường ĐH Cần Thơ đang rất khao khát tìm lại chính mình tại vòng loại Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025). Tuy nhiên, hành trình của đội được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn và thử thách hơn so với 2 năm trước đây. Bởi mùa giải này, ngay từ vòng bảng, Trường ĐH Cần Thơ sẽ phải cạnh tranh với 3 đối thủ khó chơi là Trường ĐH Cửu Long, Trường ĐH Nam Cần Thơ, Trường ĐH Đồng Tháp. Bốn đội ngang tài ngang sức nhưng chỉ có 2 suất đi tiếp vào vòng bán kết.Để đạt mục tiêu đề ra, Trường ĐH Cần Thơ đã tiến hành một cuộc "thay máu" đáng kể về mặt nhân sự. Trong số 23 cầu thủ, đội chỉ còn giữ lại 6 người đã từng thi đấu hồi năm ngoái là Ngô Nhật Tân, Nguyễn Phan Nhật Minh, Trương Quốc Bền, Phạm Văn Bách, Trần Phan Trọng Quý và thủ môn Bùi Thanh Nghệ. Còn 17 cầu thủ mới khá đa dạng về thành phần, trải đều các khóa từ năm nhất đến năm thứ năm. Với một đội hình có cả kinh nghiệm và sức trẻ như vậy, Trường ĐH Cần Thơ hứa hẹn là một "chướng ngại vật" thực sự với bất kỳ đối thủ nào cùng trên đường đua giành tấm vé vàng khu vực.HLV Trường ĐH Cần Thơ Châu Đức Thành cho biết, việc "thay máu, trẻ hóa" lực lượng, để không chỉ tạo ra luồng gió mới tại giải năm nay mà còn là nguồn lực chất lượng cho những mùa giải sau. Ban huấn luyện cần tính toán tới điều này, vì vòng loại Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên đang ngày càng hấp dẫn, qua từng năm số đội tham dự càng tăng. Những đội bóng mới đến với giải có tham vọng hẳn hoi chứ không chỉ đặt ra mục tiêu là giao lưu, cọ xát, học hỏi. "Chẳng hạn, bảng đấu của chúng tôi có tân binh Trường ĐH Đồng Tháp, là một đội bóng mới nhưng có sự chuẩn bị tốt, rất triển vọng. Vì vậy, đội muốn có một vị trí thuận lợi tại vòng bán kết, các cầu thủ sẽ phải cố gắng, thi đấu hết sức mình", HLV Châu Đức Thành nói.Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chợ Bình Tây nơi tập trung những sạp hàng bán bánh kẹo, mứt lớn nhất ở TP.HCM bà con kinh doanh và chuẩn bị cho tết năm nay thế nào?Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé chợ Bình Tây, thăm lại những sạp hàng bán bánh kẹo, mứt tết đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM nằm ở một góc chợ. Sạp nào cũng bài trí bắt mắt đủ các loại bánh mứt, đa dạng mẫu mã, giá cả nhưng khách mua thưa thớt.Bà Ứng Thị Liên (71 tuổi) là chủ sạp mứt tết, bánh kẹo có tuổi đời hơn nửa thế kỷ trong chợ này cùng nhân viên sắp xếp lại các quầy bánh sao cho đẹp mắt, thu hút khách mua. Tuy nhiên theo lời bà Liên, thời điểm này buôn bán ế hơn so với mọi năm."Bây giờ chưa tới tết, nhưng mấy năm trước vẫn có khách tới mua lai rai. Năm nay vắng vẻ, bữa được bữa không nên ai cũng rầu. Kinh tế khó khăn nên mọi người thắt chặt chi tiêu", nhìn khu chợ vắng khách, bà chủ thở dài.Thời điểm này, bà Liên đã đặt, nhập hàng chuẩn bị cho đợt cao điểm Tết Nguyên đán 2025. Tuy nhiên vì hồi hộp không biết tình hình buôn bán thế nào, nên kẹo, bánh mứt bà chủ nhập về giảm quá nửa so với những năm trước.Bà cho biết nếu như mọi năm có thể "mạnh dạn" nhập 500 kg hàng, năm nay chỉ có nhập 200 kg. Sau đó xem tình hình thế nào bà chủ tính tiếp về việc nhập hàng. Sạp bánh của bà Liên chủ yếu bán sỉ và lẻ cho người dân TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận, đặc biệt ở miền Tây."Giờ người ta đặt hàng qua mạng, rồi mình chuyển về. Nhưng giờ này đơn hàng khách đặt vẫn chưa nhiều. Không biết năm nay thế nào, năm ăn năm thua nên cũng không đoán được. Nhưng mình buôn bán, lúc nào cũng mong mọi việc suôn sẻ, làm ăn thuận lợi", bà Liên bày tỏ.Theo đó, các loại bánh kẹo ở cửa hàng này có giá dao động từ 70.000 đồng - 120.000 đồng/kg tùy loại. Có những loại giá rẻ hoặc đắt hơn tùy nhu cầu. Một số loại kẹo giá 70.000 - 80.000 đồng/bịch, mứt bí, khoai dao động 110.000 đồng/kg… Với kinh nghiệm của mình, bà chủ nói rằng khách chuộng hầu hết các loại bánh mứt, không thiên về một loại nào vì dịp tết họ mua mỗi thứ một ít cho đa dạng, đầy đủ. Kế bên sạp hàng bà Liên, một người bán hàng tại sạp bánh mứt Ba Tốt trong chợ Bình Tây, với thâm niên hơn 30 năm cũng cho biết năm nay buôn bán chậm, lượng hàng nhập về phục vụ cho tết cũng giảm hơn một nửa so với những năm trước đây."Nhìn chợ lúc này thấy ngán quá, không biết những ngày tới thế nào, như ván bài vậy, không biết ăn hay thua. Người ta giờ cũng hạn chế mua sắm, buôn bán không như hồi xưa nữa. Mình bán cái này mấy chục năm, có vắng khách thì cũng trụ lại chứ đâu làm được nghề gì khác. Chỉ mong ít ngày tới sẽ có sự thay đổi, buôn may bán đắt", chị chia sẻ.Tình hình buôn bán cuối năm khó khăn, sạp hàng của chị cũng bán theo dạng gối đầu, mua thiếu rồi trả sau, thanh toán trước hoặc sau Tết Nguyên đán nên chị cũng khá hồi hộp. Người này cho biết dù vắng hay đông khách, lúc nào chị cũng trang trí sạp hàng của mình sao cho bắt mắt nhất, đẹp nhất để tạo nên sức sống cho khu chợ cũng như thu hút khách mua.Ghé chợ Bình Tây mua đồ ăn, chị Thanh Hà (29 tuổi, ngụ Q.8) quyết định dạo quanh một vòng khu vực bán bánh kẹo, mứt tết tham quan. Tuy nhiên, chị chưa có ý định mua sắm vào thời điểm này.Mỗi lần ghé ở những quầy hàng này, chị đều cảm thấy thích thú vì bài trí bắt mắt, hấp dẫn. "Năm nào mình cũng cùng mẹ đi chợ mua bánh mứt. Hồi trước mua ê hề, chứ mấy năm nay, từ hồi dịch bệnh cũng bớt lại, chỉ mua vừa đủ xài thôi. Năm nay chắc gần tết mới mua. Nhà mình mua ở đây xưa giờ như một truyền thống, phần vì đa dạng, giá cả ổn, phần vì có không khí tết ở đây, khi mọi người đến đông đúc, nhộn nhịp. Giờ chưa có gì nên vắng khách, hơn 1 tháng nữa chắc đông. Nhắc tới đây thôi mà cũng thấy nôn tết quá chừng", cô gái chia sẻ.
Giải pháp bảo mật đồng hành cùng chuyển đổi số
Buổi lễ tiếp nhận các nghệ sĩ lão thành về nuôi dưỡng, chăm sóc tại Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè có sự góp mặt của ông Dương Anh Đức - Phó chủ tịch UBND TP.HCM; NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM; NSND Trần Ngọc giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM; NSND Trịnh Kim Chi - Phó chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM cùng đại diện Ban Ái hữu nghệ sĩ TP.HCM.